Tượng Quan Âm Bồ Tát gỗ Trắc nhìn từ góc độ văn hóa Phật giáo và nghệ thuật


Các pho tượng Quan Âm Bồ Tát làm từ chất liệu gỗ quý, được tạo tác tinh xảo thuộc loại hình nghệ thuật có giá trị rất cao, được nhiều người đặc biệt ưa chuộng săn lùng đưa về để thờ phụng tại gia đình, cúng rường vào đền chùa hay đặt tại văn phòng làm việc riêng... với mong cầu sự phù hộ độ trì, che chở của phật Bồ Tát.


Tượng Quan Âm Bồ Tát gỗ Trắc nhìn từ góc độ văn hóa

Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát rất gần gũi, thân quen


Hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nhìn từ góc độ văn hóa Phật giáo.


Quan Thế Âm Bồ Tát là hình tượng Bồ Tát rất gần gũi với con người, được coi là người mẹ hiền luôn cứu độ cho chúng sinh, mỗi khi gặp hoạn nạn người ta thường cầu niệm Bồ Tát để mong vượt qua hoạn nạn. Quan Thế Âm Bồ Tát cũng được xem như là vị Bồ Tát giúp phụ nữ hiếm muộn.


Trong kinh sách nhà Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát (hay Quán Thế Âm Bồ Tát) là vị Bồ Tát có thần lực chỉ sau Phật Tổ. Ngài có vị trí quan trọng như vậy cũng bởi Ngài là vị Bồ Tát luôn sẵn sàng cứu khổ cứu nạn và giác ngộ chúng sinh. Chính điều này càng tăng thêm lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm. Trong các ngôi chùa thường thấy tượng phật Tổ đứng giữa, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.


Tên gọi Quán Thế Âm xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, họ tin rằng những người tu chính quả thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được, VD tai có thể "nhìn" thấy hình ảnh, mắt có thể "nghe" thấy âm thanh, lưỡi có thể "ngửi" được...Như vậy theo lòng tin này thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có ý nghĩa là vị Bồ Tát có thể cảm nhận, nghe thấy, nhìn thấy tiếng kêu ai áo đau khổ của chúng sinh muôn loài và luôn có mặt kịp thời để cứu giúp.


Trong tín ngưỡng Phật giáo của Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản hay một số nước lân cận thì hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lại được xây dựng với một sự tích khác nhau.


Hình tượng Quan Thế Âm theo truyền thuyết Trung Hoa.


Ảnh: Hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được xây dựng qua nhiều câu chuyện truyền thuyết.


Theo truyền thuyết của Trung Hoa thì Quan Thế Âm Bồ Tát là con gái thứ ba của một nhà vua, công chúa lớn lên chỉ say mê kinh kệ, mặc dù bị vua cha cấm đoán nhưng công chúa vẫn quyết định đi tu. Vua tức giận đưa nàng vào địa ngục, ở địa ngục công chúa biến thành Tịnh độ cứu giúp người hoạn nạn, sau đó Diêm Vương thả ra và công chúa tái sinh trên núi Phổ - đà biển Đông trở thành người cứu độ cho ngư dân. Sau này khi vua cha bị bệnh nặng công chúa đã trở về cắt thịt đắp lên chỗ bệnh của nhà vua giúp vua cha khỏi bệnh. Sau đó nhà vua đã cho tạc tượng nàng, tương truyển rằng do hiểu lầm ý nhà mua mà người ta tạo nên bức tượng nghìn mắt nghìn tay lưu truyền đến ngày nay.
Tại Trung Hoa, các ngư dân đi biển thường cầu nguyện danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát để chuyến đi gặp may mắn và bình an, vì thế Quan Âm cũng có biệt hiệu "Quan Âm Nam/Đông Hải".

 

Tại Trung Hoa, Quan Thế Âm Bồ Tát từng có hình tướng dạng nam giới, trong hang động ở Đông Hoàng còn lưu hình tượng Quán Âm để râu. Đến khoảng thế kỷ thứ 10 thì Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, hình tướng nữ nhân. Trong giáo lý của phật giáo Trung Quốc thì họ không cho rằng thần của họ có giới tính hay sinh sản bởi thế mà họ không quan trọng hình tượng Quan Âm là nam hay là nữ. Hơn nữa theo phẩm Phổ môn, khi muốn cứu giúp hoặc giác ngộ chúng sinh thì Quan, Âm có thể biến hóa thành 32 sắc tướng như Phật, Bồ Tát, Càn thát bà, thiện nam, tín nữ...sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng để cứu giúp.

 

Hình tượng Quan Thế Âm theo truyền thuyết Việt Nam.


Ảnh: Việt Nam cũng có sự tích về Quan Thế Âm.


Ở Việt Nam hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát còn được xây dựng qua sự tích Quan Âm Thị Kính. Thị Kính là người con gái nết na hiếu thảo nhưng lại bị hiểu lầm là có âm mưu giết chồng, sau đó Thị Kính đã quyết định xuất gia đi tu, cải trang thành nam giới đến chùa xin đi tu. Đến chùa, Kính Tâm (Thị Kính đổi tên) lại bị Thị Màu đổ oan sau đó Kính Tâm đã phải rời chùa và tu ngoài chùa. Mặc dù bị đổ oan là cha của đứa trẻ nhưng Kính Tâm vốn tính thương người nên vẫn nhận nuôi dưỡng đứa trẻ con của Thị Màu, ngài chuyên tâm tu tập và tu thành chính quả.


Quan Thế Âm Bồ Tát (Thị Kính sau khi chết) đã cứu độ đứa trẻ và đem về Nam Hải để làm người hầu. Bởi vậy mà người ta cũng thường tạc hình Quan Thế Âm Bồ Tát với đầu độ mũ ni xanh, mặc áo tràng trắng, ngự trên tòa sen, trên tay có con chim đậu, mỏ chim ngậm xâu chuỗi bồ đề, bên dưới có đứa trẻ chắp tay đứng hầu.


Chính bởi Quan Thế Âm Bồ Tát được xây dựng qua nhiều sự tích khác nhau mà hình tượng của Ngài cũng có nhiều dạng khác nhau như: Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay, Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi là một đồng tử theo hầu hoặc Quan Âm cũng được vẽ với hình tượng hiện trong mây, cưỡi rồng, trên thác nước hay đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn, phổ biến nhất là hình tượng Quan Âm đứng hoặc tọa ngồi trên đài sen, một tay Quan Âm cầm cành liễu, tay kia cầm bình nước cam lồ. Cành liễu dùng để tưới từng giọt nước Cam Lồ chứa đựng tình thương, sự bao dung để cứu giúp chúng sinh muôn loài.


Tượng Quan Âm Bồ Tát gỗ Trắc mang giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.


Ảnh: Một số tác phẩm Quan Âm gỗ Trắc độc đáo.


Gỗ Trắc vốn thuộc loại cây gỗ lớn, thuộc nhóm gỗ quý hiếm giá trị với đặc điểm gỗ rất cứng, nặng chịch với độ bền cao, các đồ vật làm từ gỗ Trắc có thể tồn tại hàng trăm năm. Ngoài độ bền thì gỗ Trắc còn có giá trị thẩm mỹ độc đáo, thớ gỗ mịn, vân gỗ nổi lên như hình những đám mây rất đẹp. Gỗ Trắc chứa tinh dầu nên đồ vật làm từ gỗ trắc càng sử dụng lâu thì gỗ càng bóng đẹp. Chính bởi vậy mà gỗ Trắc rất được ưa chuộng trong chế tác các món đồ nội thất như: bàn ghế, gường, tủ sập...và cũng được dùng phổ biến để chế tác tượng.


Các bức tượng Quan Âm Bồ Tát làm bằng gỗ Trắc được điêu khắc tinh xảo chính là những tuyệt tác nghệ thuật. Hình tượng Quan Âm Bồ Tát hiện lên sống động, khuôn mặt phúc hậu, hiền từ thể hiện sự từ bi vô hạn. Ngắm nhìn hình tượng Ngài khiến mọi khổ não dường như được tiêu tan.


Tượng Bồ Tát không chỉ được thờ cúng tại đến chùa, miếu mạo mà còn được thờ tại các gia đình, nhà từ đường hoặc đặt tại phòng làm việc. Ngắm nhìn hình tượng Bồ Tát mỗi ngày để rèn luyện tâm mình, hướng tới những việc thiện điều lành, học theo hạnh nguyện yêu thương, từ bi của Bồ Tát.


Các tác phẩm tượng Quan Âm Bồ Tát gỗ Trắc gần như trường tồn với thời gian, càng lau chùi mỗi ngày thì chất gỗ càng bóng sáng, vân gỗ nổi lên càng tăng thêm giá trị thẩm mỹ.


Tượng Quan Âm Bồ Tát đặt tại các gian thờ phật


Tượng Quan Âm Bồ Tát đặt tại phòng khách gia đình


Tượng Quan Âm Bồ Tát đặt tại phòng làm việc