Phật bà Quán thế âm bồ tát là ai? Và những ý nghĩa về các phô tượng phật Quán Âm

 

Quan Thế Âm là tên gọi theo bản dịch cũ của Cưu Ma La Thập, theo bản dịch mới của Huyền Trang thì là Quan Tự Tại, các trích dẫn tài liệu ở Trung Quốc thì lại gọi là Quan Âm. Quan Thế Âm Bồ Tát là hiện thân tượng trưng cho sự từ bi và trí tuệ trong phật giáo, dù là trong phật giáo Đại Thừa hay trong tín ngưỡng của dân gian cũng đều có 1 vị trí vô cùng quan trọng.


Mục lục bài viết

1. Quán Thế Âm Bồ Tát Là ai

2. Ý nghĩa của tên gọi Quan thế âm bồ tát

3. Ý nghĩa của hình tượng Quan thế âm bồ tát

4. Sự tín ngưỡng quan thế âm bồ tát tại Việt Nam như thế nào?

4.1 Lịch sử tín ngưỡng

4.2 Tín ngưỡng ngày nay


Hầu hết người Việt Nam từ ngàn đời nay đều vô cùng kính ngưỡng Quan Thế âm bồ tát.

Từ các chùa chiền, thiền viện ở chốn thành phố cho đến thôn quê đều có sự hiện hữu của Ngài, thậm chí nhiều gia đình còn mang tượng Quan thế âm bồ tát về nhà thờ.

Trong phim ảnh, nhạc, cải lương…. đều ca ngợi đức từ bi, nhân ái của Ngài. Vậy, quan thế âm bồ tát là ai mà được tôn thờ nhiều đến thế?

Quán Thế Âm Bồ Tát Là ai và Ý nghĩa về các phô tượng phật Quán Âm


Hiện nay Quán Thế Âm Là biểu tượng cầu bình an, may mắm tài lộc nên thờ rất nhiều ở mọi gia đình với nhiều chất liệu như các loại gỗ Lũa, gỗ Nu, Gốm sứ, Bạch Ngọc, Đồng thếp vàng cùng nhiều kích thước. Dưới đây là một sô tác phẩm mang hình tượng phật Quán Âm

Quán Thế Âm Bồ Tát là vị thần được tôn thờ từ ngàn đời nay
Quán Thế Âm Bồ Tát là vị thần được tôn thờ từ ngàn đời nay bằng gỗ Nu Hương

Tượng quán thế âm bồ tát nghìn mắt nghìn tay bằng đồng thếp vàng

Tượng quán thế âm bồ tát nghìn mắt nghìn tay bằng đồng thếp vàng ( Xem chi tiết )


Quan thế âm bồ tát là ai?


Quan thế âm bồ tát tên tiếng Phạn là Avalokiteśvara, phiên âm ra tiếng Hán là Quan thế âm bồ tát, tiếng Nhật là Kanzeon hay Kannon; và tiếng Campuchia là Lokesvarak. Người được lưu truyền trong sử sách từ ngàn đời cha ông xưa, dưới dạng nam hoặc nữ với câu niệm đồng danh là “Namo Avalokiteshvara Bodhisattva” (Nam mô Quán Thế  âm Bồ tát). Ngài một trong những vị thần được tôn thờ nhất trong Phật giáo Đại thừa.

Video tượng Quán Thế Âm Bồ Tát bằng gỗ Hương đang được trưng bày tại cửa hàng Nội Thất Gỗ Quý

Quán Thế Âm Bồ Tát là ai?

Quán Thế Âm Bồ Tát là ai?
 

Vì vậy, pháp hiệu của Quan thế âm bồ tát là Chánh Pháp Minh Như Lai, là bậc Đại bồ tát giúp tế độ, giáo hóa chúng sanh thoát khỏi lầm than. Trong Phật giáo Đại thừa, ngài là hình mẫu lý tưởng, khi đã viên mãn công đức thì không nghỉ ngơi tại cõi Niết Bàn mà tham gia Bồ tát hạnh.


Ý nghĩa của tên gọi “Quan thế âm bồ tát”


Theo tên Avalokiteśvara của tiếng Phạn thì “ava” có nghĩa là “xuống”, “lokites” là “quán chiếu” và “īśvara” có nghĩa là “chúa tể”. Khi kết hợp các từ lại, ta sẽ được cụm từ “chúa tể quán chiếu xuống” nhân gian. Do đó mà tên gọi Quan thế âm bồ tát nói lên rằng Ngài là vị bồ tát vô cùng cao cả.


Tên gọi Quan thế âm bồ tát ẩn chứa rất nhiều triết lý sâu xa

Tên gọi Quan thế âm bồ tát ẩn chứa rất nhiều triết lý sâu xa

Điện phật tượng quán thế âm bồ tát bằng gỗ nu kháo nguyên khối

Điện phật tượng quán thế âm bồ tát bằng gỗ nu kháo nguyên khối


Quan thế âm bồ tát còn có danh hiệu khác là “Quán chúng sanh thân nghiệp”, “Quán thế gian âm thanh” và “Quán chúng sanh ý nghiệp”. Tổng kết lại, Quán thế âm nghĩa là quán chiếu, lắng nghe và suy xét tất cả những âm thanh trên thế gian. Theo “Kinh diệu pháp Liên hoa” thì ngài là người từ bi cứu nạn, khi chúng sanh gặp khổ đau, tai ương, người đều lắng nghe được và lập tức xuất hiện để cứu họ ra khỏi tai ách.


Ý nghĩa của hình tượng Quan thế âm bồ tát


Hiện nay, có đến 33 dạng hình tượng của Quan thế âm bồ tát như là Dương Liễu Quán  m, Long Đầu Quán  m, Trì Kinh Quán  m, Viên Quang Quán  m, Du Hý Quán  m, Bạch Y Quán  m, Liên Ngọa Quán  m….. Mỗi hình tượng đều có những ý nghĩa nhất định. Trong đó, hình ảnh phổ biến và gần gũi với người dân Việt Nam là tượng Quan thế âm bồ tát đứng trên đài hoa sen, tay cầm cành dương liễu và bình thanh tịnh. 


Hình tượng quan thế âm bồ tát vừa uy nghiêm, vừa gần gũi với chúng sanh

Hình tượng quan thế âm bồ tát vừa uy nghiêm, vừa gần gũi với chúng sanh


Tay phải của Quan thế âm bồ tát cầm cành dương liễu, tượng trưng cho đức nhẫn nhịn. Tay trái của Ngài cầm bình thanh tịnh, là tâm từ bi. Trong bình thanh tịnh có chứa nước cam lồ thơm ngọt, trong mát từ những giọt sương tinh khiết. Do đó, hình tượng Quan thế âm bồ tát chính là hiện thân của sự Từ Bi hỉ xả. Ngài được ví như là người mẹ của toàn nhân loại, luôn lắng nghe tiếng than khóc của chúng sanh, xuất hiện để xoa dịu và tiêu tan mọi khổ não, cũng như hướng chúng sanh đến sự thanh tịnh, bình an trong tâm hồn.


Sự tín ngưỡng quan thế âm bồ tát tại Việt Nam như thế nào?


Từ cưới thế kỷ VI, Mật Thừa (Kim cương thừa) xuất hiện tại Việt Nam và bắt đầu phổ biến. Cho đến thời Lý - Trần, Đạo Phật trở thành Quốc giáo và bước vào thời kỳ hoàng kim. Từ đó, Quan thế âm bồ tát được thờ cúng ở khắp mọi nơi trên đất nước. 

Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát ở ngũ hành sơn ( Nguồn báo Bình Phước )

Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát ở ngũ hành sơn ( Nguồn báo Bình Phước )

Lịch sử tín ngưỡng


Theo lịch sử ghi lại, vào thời vua Lý Thánh Tôn, vợ của Ngài là nguyên phi Ỷ Lan được tôn kính là “Quan  m Nữ”. Dân gian cũng tin rằng, Quan  m Diệu Thiện tu hành và đắc đạp ở động Hương Tích, chùa Hương. Vì vậy, tín ngưỡng về Quan thế âm bồ tát luôn được truyền rộng rãi từ đời này đến nhiều đời sau qua các tập thơ như “Quan  m Thị Kính” , “Quan  m Nam Hải”, qua các vở chèo, tuồng, cải lương, âm nhạc, phim ảnh….

Tượng quan thế âm bồ tát bằng gốm sứ cao cấp

Tượng quan thế âm bồ tát bằng gốm sứ cao cấp được hình thành từ lịch sử tín ngưỡng  ( Xem chi tiết )

 

Tín ngưỡng ngày nay


Cho đến ngày nay, dù không phải là Phật tử hay chưa quy y Tam bảo thì người dân Việt Nam vẫn tôn thờ, kính ngưỡng Quan thế âm bồ tát. Ngài có ảnh hưởng rất sâu đậm đến văn hóa dân gian đến mức, đi đâu cũng thấy tượng thờ của Ngài. Con người tin rằng, nơi nào có khổ đau, hiểm nguy ách nạn, Quan thế âm bồ tát sẽ xuất hiện nơi đó để cứu vớt chúng sanh. Thậm chí là không chỉ ở Việt Nam mà ở Ấn Độ, Trung Quốc và rất nhiều quốc gia khác trên thế giới đều xuất hiện hình tượng của Ngài. Từ đó, nhắc nhở con người sống lương thiện, bao dung lẫn nhau, luôn hướng về tương lai tốt đẹp phía trước.

 


Xem thêm :

Tác giả Nguyễn Thị Linh

"Nguồn tài liệu Phật Giáo Việt Nam"