Tượng phật bà Quán Thế Âm Bồ Tát giúp gia đình bình an đại cát đại lợi


Quán Thế Âm Bồ Tát là vị phật vô cùng gần gũi với chúng ta. Hễ gặp hoạn nạn, bất trắc, đau khổ thì mọi người thường cầu Quán Thế Âm Bồ Tát đến cứu độ. Ngài được đặt cho danh hiệu là "Đại bi Quán Thế Âm" bởi tình thương rộng lớn, luôn lắng nghe tiếng kêu đau khổ của chúng sinh trong trần gian để mà hiển thị cứu giúp. Trưng bày hay thờ tượng phật Bồ Tát ngoài ý nghĩa mang đến bình an và may mắn thì còn ẩn chứa nhiều thông điệp sâu xa khác.
 

Ý nghĩa sâu xa của hình tượng phật bà Quán Thế Âm Bồ Tát bằng Nu Lũa, Ngọc Đá. Tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát đem biếu tặng, cúng rường vào đền, chùa, đình miếu


hình tượng phật quan thế âm bồ tát mang ý nghĩa cứu khổ cứu nạng
 

Tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát trưng bày phòng khách, phòng làm việc


Có thể lựa chọn phật Bồ Tát với nhiều kích thước khác nhau tùy vào vị trí trưng bày. Nơi đặt cần trang trọng thể hiện sự cung kính và có thể dễ dàng chiêm ngưỡng để hàng ngày học theo hạnh nguyện của Ngài nhìn như đặt trên kệ tivi, gần tivi, trên bàn uống nước, bàn làm việc... Chất liệu phong phú từ chất liệu gỗ thông thường, gỗ nu lũa, gốm, sành, sứ...Hướng đặt tốt nhất nên hướng ra cổng hoặc quay về hướng Đông

Tượng Nu phật bà quan thế âm bồ tát đặc phòng khách

Hình tượng phật bà quan âm bồ tát ở phòng khách phòng làm việc

Tượng phật bà mini đặt ở phòng khách

Sự kết hợp giữa không gian phòng các và các tác phẩm tượng quan thế âm bồ tát

Vị trí đặt tượng phật quan thế âm bồ tát trong nhà

Hình tượng phật quan thế âm bồ tát bằng ngọc

 

Tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát tại không gian thờ của gia đình


Nhiều người lập bàn thờ phật Bồ Tát riêng hoặc cũng có thể thờ chung cùng bàn thờ tổ tiên. Chú ý bát hương thờ phật luôn cao nhất. Tại không gian gia đình do hạn chế về diện tích nên hầu như sử dụng phổ biến là tượng phật nhỏ. Đôi khi chỉ cần treo ảnh gần cạnh ban thờ gia tiên.

Tượng phật bà quan âm bằng gỗ Nu Lũa đặt vị trí trong phòng thờ

Tượng phật bà quan tâm bằng ngọc bích dát vàng
 

Tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát đem biếu tặng, cúng rường vào đền, chùa, đình miếu


Trong đền, chùa, đình miếu do có không gian rộng nên có thể dễ dàng lựa chọn phật lớn hay phật nhỏ, một phật hoặc nhiều phật với các chất liệu khác nhau.

Tượng phật quan thế âm bồ tát cứu khổ cứu nạn

Tượng quan thế âm bồ tát bằng đá cao 4m đặt ngoài trời
 

Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi Quán Thế Âm Bồ Tát.


Quán Thế Âm Bồ Tát tiền kiếp là thái tử Bất Huyền con vua Vô Tránh Niệm, cả vua và thái tử khi nghe Phật thuyết pháp đều am hiểu cao siêu và sau đó đã xuất gia thành đạo, phát tâm đi tu. Sau này vua Vô Tránh Niệm trở thành Phật A Di Đà và thái tử Bất Huyền thành Bồ Tát Quán Thế Âm ở cõi cực lạc.


Trong tên gọi Quán Thế Âm Bồ Tát thì từ Quán nghĩa là quán chiếu, từ Thế là trần thế còn từ Âm nghĩa là âm thanh. Tên gọi của ngài tức là vị Bồ Tát luôn quán xét âm thanh kêu cứu, khổ đau nơi trần thế và ở đâu có tiếng kêu cứu thì Bồ Tát sẽ xuất hiện ở đó để cứu giúp cho tất cả chúng sinh. Ngài có thể chiếu soi và lắng nghe được tất cả các âm thanh của thế gian để tìm đến cứu khổ, ban vui

Nguồn gôc ý nghĩa của hình tượng phật bà quan thế âm bồ tát cứu khổ cứu nạn

 

Tín ngưỡng tôn thờ phật Quan Thế Âm Bồ Tát ngày càng được củng cố.


Hiện nay, truyền thống tốt đẹp thờ tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát ngày càng trở nên phổ biến, với sự mong cầu may mắn, gia đình được bình an. Phật Bồ Tát từ bi, bác ái sẽ che chở cho mọi thành viên trong gia đình. Khi ngắm nhìn hình tượng phật Quan Thế Âm cần tự nhắc tâm mình phải học theo hạnh nghe của ngài, luôn lắng nghe để hiểu và cảm thông, khi hiểu rồi thì cần nhìn mọi người bằng con mắt của tình thương, sự trìu mến. Nước Cam Lồ chính là tình thương, muốn đem tình thương đến cho mọi người thì cần sự nhẫn nại, chịu khó như cành dương liễu tưới từng giọt nước xuống. Sau đó phải tùy duyên, tùy chỗ, tùy lúc, không ngại khó nhọc mà giúp đỡ.

Quán Thế Âm Bồ Tát cũng thường phổ biến với hình tượng nghìn mắt nghìn tay để cứu vớt chúng sinh. Hình tượng nghìn mắt nghìn tay còn chứa ẩn ý sâu sắc: mỗi bàn tay cần có một con mắt, con mắt chính là trí tuệ còn tay là hành động, phải nhìn thấy rõ rồi hãy làm vì chỉ khi nhìn thấy rõ mới làm đúng, hành động đúng được.
 

Lựa chọn chất liệu phật Quán Thế Âm Bồ Tát để trưng bày, thờ phụng.


Tượng phật Bồ Tát dùng để thờ cúng trong đình chùa, miếu mạo hay tại gia đình thông thường lựa chọn chất liệu bằng gỗ, đá ngọc, gốm hoặc sứ.


Với chất liệu bằng gỗ: Tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát làm bằng gỗ đặc biệt là dòng gỗ quý như nu và lũa thì ngoài giá trị về tâm linh, văn hóa thì tượng phật còn là tác phẩm giàu tính nghệ thuật bởi từng đường nét được tạo tác tinh xảo, tỉ mỉ toát lên thần thái đại từ đại bi của phật Bồ Tát - như là người mẹ hiền của chúng sinh muôn loài. Với chất liệu là nu lũa thì chính sự xù xì, gồ ghề của chất gỗ quý hiếm khiến bức tượng mang vẻ đẹp độc đáo, đặc biệt, khác hẳn với chất liệu là gỗ thông thường.

Tượng phật bà quan âm bồ tát bằng Nu Lũa tự nhiên đặt ở không gian rộng

Ưu điểm lớn của các tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát làm bằng chất liệu gỗ là rất bền nếu là chất gỗ nu lũa thì được coi là trường tồn cùng với thời gian, không bao giờ bị mối mọt xâm hại. Ngoài ra, vẻ đẹp tự nhiên của màu gỗ, đường vân mang đến tính thẩm mỹ cao.


Với chất liệu bằng đá ngọc: Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát làm bằng chất liệu đá ngọc cũng là sản phẩm cao cấp. Tượng phật Bồ Tát chế tác từ chất liệu đá ngọc rất quý, được sử dụng nhiều để thờ cúng tại gia đình cũng như tại đình, chùa, miếu mạo... Tượng Bồ Tát mini làm bằng đá ngọc còn được nhiều người sử dụng để trưng bày trên bàn làm việc hay trên ô tô với ý nghĩa mang lại bình an, may mắn tránh điều tai ương.

Tượng quan thế âm bồ tát bằng ngọc thạch trắng siêu quý


Đá ngọc tự nhiên có thể là ngọc xanh, trắng, xám có màu sắc rất đẹp, sắc màu trong, bề mặt mịn, bóng loáng và rất bền. Chất liệu đá ngọc còn là biểu tượng của sức khỏe, giúp cân bằng năng lượng.


Với chất liệu bằng gốm, sứ: Tượng phật Bồ Tát với chất liệu bằng gốm, sứ cũng vô cùng độc đáo, màu sắc bắt mắt. Các bức tượng thường có lớp sơn phủ để tăng thêm độ bóng đẹp và bảo vệ tượng không bị sỉn màu, bám bụi. Các họa tiết của bức tượng thường được vẽ thủ công, vô cùng sắc nét. Phật Quan Âm với nhiều hình tượng phong phú, toát lên thần thái trang nghiêm, từ bi.

Tượng đá ngọc Quan thế âm bồ tát

Tượng phật bà quan âm bằng gốm sứ cao cấp

Tượng phật quan thế âm bồ tát bằng gốm sứ

Hình tượng quan thế âm bồ tát bằng gốm sức cao cấp
 

Hướng dẫn cách lập bàn thờ phật Quán Thế Âm Bồ Tát.


Trên thực tế tùy thuộc vào không gian nơi thờ mà thờ một phật hoặc có thể thờ nhiều phật, phật lớn hay phật nhỏ với các chất liệu khác nhau: bằng gỗ, đồng, gốm sứ hoặc tranh ảnh... Như trong đình, chùa với không gian rộng thì có thể dễ dàng lựa chọn kích thước phật Quán Thế Âm từ nhỏ đến lớn với các chất liệu khác nhau, còn trong gia đình do hạn chế hơn về diện tích, không gian nên phổ biến là thờ tượng phật Bồ Tát có kích thước nhỏ, hoặc chỉ cần treo tranh ảnh phật Quán Thế Âm bên cạnh ban thờ là được.
Nhiều gia đình có điều kiện cũng lập bàn thờ riêng để thờ phật Quán Thế Âm. Bên cạnh đó thì nhiều gia chủ lại lựa chọn cách đặt bát hương thờ phật trên cùng bàn thờ với gia tiên và các vị thần linh, thổ địa để phù hợp với diện tích ở và không bị rườm rà, phức tạp.

Hướng dẫn cách lập bàn thờ phật Quán Thế Âm Bồ Tát.

Cụ thể trên bàn thờ sẽ bao gồm 5 bát hương trong đó bát hương cao nhất là bát hương thờ phật, bát hương thứ 2 bên phải là bát hương thờ thần linh thổ địa, bát thứ 2 bên trái là bát hương gia tiên, tiền tổ. Hai bát hương này cao ngang bằng nhau nhưng thấp hơn bát hương thờ Phật. Hai bát ngoài cùng thì bát bên trái thờ bà Cô Tổ, bát bên phải thờ ông Mãnh. 


Cách sắp xếp, bố trí này mang đến sự phù hợp, thuận tiện khi lễ bái cũng như phù hợp với không gian sống, gia chủ không phải lập bàn thờ phật Bồ Tát riêng. Cần lưu ý bát hương thờ phật là cao nhất vì phật là bậc đại giác, cao hơn tất cả. 

Phong thủ phòng thờ và kết hợp các phô tượng phật đặt vị trí hợp ly


Lưu ý chung với việc thờ phật Bồ Tát là cần đặt bàn thờ nơi trang nghiêm nhất trong ngôi nhà, đảm bảo sự thanh tịnh. Bàn thờ không nên đặt quá cao mà chỉ cần cao trên trán khoảng 3 tấc để có thể nhìn ngắm đức phật hoan hỉ để học theo, bàn thờ cần được áp vào vách tường chắc chắn. Có thể đặt bàn thờ ở giữa nhà tầng trệt hoặc tầng trên cùng.
Không để bàn thờ phật quay vào hướng nhà bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh, dây treo quần áo hoặc những nơi bất tịnh, không sạch sẽ. Các vật phẩm hoa trà, đồ cúng lễ cần được thay mới hàng ngày, nhang đèn đầy đủ, bàn thờ cần được vệ sinh thường xuyên.
 

Thâm ý qua hình tượng Quan thế âm bồ tát : Phật Quán Thế Âm Bồ Tát thường xuất hiện với hình ảnh tay trái cầm bình đựng nước Cam Lồ và tay phải cầm cành dương liễu, đây chính là 2 báu vật pháp của Bồ Tát mang nhiều ý nghĩa.


Với bình nước Cam Lồ thì nước chính là biểu trưng cho tâm từ bi, tình thương còn cành dương liễu có đặc điểm là dù bị gió quật ngã qua ngã lại nhưng cành liễu vẫn không bị gãy là biểu trưng cho sự nhẫn nại, chịu khó. Chỉ có tấm lòng nhẫn nại mới có thể đem tình thương đến cứu giúp chúng sinh muôn loài. Nếu không có sự nhẫn nhục, kiên trì thì lòng từ bi, tình thương đó sẽ không lâu dài vì thế đức nhẫn nại và lòng từ bi là hai yếu tố phải luôn luôn đi liền với nhau.



Mọi người thường quen thuộc với hình ảnh vị Bồ Tát dùng cành dương liễu nhúng vào bình rồi tưới xuống để cứu nạn như trong phim Tây Du Ký khi nước Cam Lồ tưới đến đâu thì cây nhân sâm (là cây tiên quý, linh thiêng của đất trời) sống lại đến đó. Chỉ có nước Cam Lồ của Bồ Tát mới cứu được cây nhân sâm do Tôn Ngộ Không đánh đổ.


Cành dương liễu tưới từng giọt nước xuống là thể hiện sự nhẫn nại mang tình thương đến cho chúng sinh, nước chính là tình thương, nước giúp nuôi lớn vạn vật, giúp vạn vật sinh trưởng, tươi tốt, hơn nữa nước có đặc điểm luôn chảy xuống chỗ trũng, chỗ thấp. Điều này nói lên khi có cái tâm thực sự từ bi thì phải luôn luôn hạ mình, nhường lợi ích, những chỗ tốt, đẹp cho người khác, phải luôn khiêm hạ với mọi người thì mới thể hiện được tình thương. Nước nuôi nấng vạn vật nên luôn chảy xuống chỗ thấp nhất.
 

Tượng mặt phật quan thế âm bồ tát cứu khổ cứu nạn


Hạnh đầu tiên, quan trọng nhất của Bồ Tát là hạnh lắng nghe, ngài có thể nghe được tất cả các âm thanh cứu khổ, cứu nạn. Hình tượng phật Quan Thế Âm mang tới cho mình thông điệp là cần phải luôn lắng nghe.Trong các kinh điển thường đức Phật trước khi muốn nói điều gì luôn có câu: "Này các vị tỳ kheo hãy lắng nghe, khéo suy xét, ta sẽ vì các ông mà nói". Bồ Tát không chỉ dừng lại ở việc lắng nghe mà Bồ Tát còn quán xét âm thanh. Học theo hạnh nghe của ngài tức là với những điều thị phi thì khi nghe cần phải biết buông xuống, bớt nghe, bớt chú ý những điều thị phi thế gian còn đối với chuyện đại pháp thì khi nghe cần để tâm nhiều hơn. 


Trong hạnh nghe cũng có 3 mức độ, mức độ thứ 1 tức là nghe bằng tai, cấp độ 2 tức là nghe bằng tâm, chú tâm, lắng tâm của mình để nghe. Cấp độ 3 (cấp độ cao nhất) là nghe bằng thần tức là khi nghe tinh thần không động, hướng tâm thanh tịnh thì sẽ nghe được rất sâu sắc, khi đó việc nghe sẽ giúp trí tuệ tỏa rạng, nghe hoàn toàn bằng tâm thanh tịnh, không thành kiến sẽ giúp mình sáng được con mắt trí tuệ.


Nghe ở cấp độ 3 sẽ không chỉ giới hạn trong âm thanh lời nói của đối phương mà còn có thể lắng nghe được điều mà họ chưa nói hết ra. Lắng nghe bằng phương pháp này sẽ giúp mình hiểu được rất nhiều, nghe được cả những điều mà người ta chưa nói thì mới chính là lắng nghe.Trong việc lắng nghe cần luôn tự chủ để không bị cuốn hút theo âm thanh.


Khi nghe hiểu xong phải có sự nhẫn nại, chịu khó để hàng phục tâm mình. Học tập theo hình tượng Bồ Tát luôn cầm bình nước Cam Lồ trên tay, bình chứa đựng tình thương, sự tha thứ, bao dung, cảm thông đối với tất cả mọi người, đó chính là ý nghĩa của tượng bình Cam Lồ. 
 

Kết luận: Với các thông tin trên hy vọng giúp các bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa của hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát để từ đó học tập, rèn luyện theo đức hạnh của ngài. Khi lựa chọn tượng phật Bồ Tát để trưng bày hay thờ phụng cần cân nhắc đến chất liệu, kích thước và tính thẩm mỹ sao cho phù hợp.
 

    Chi tiết tham khảo thêm Ý nghĩa của các pho tượng phật : https://www.noithatgoquy.com/tin-tuc-tag/y-nghia-cac-pho-tuong-phat.html

 

Tác giả Nguyễn Thị Linh