Tìm hiểu về Ý nghĩa Tượng Đạt Ma và cách chọn vị trí đặt Tượng Đạt Ma Sư Tổ hợp phong thủy trấn tà trấn trạch hút tài lộc

 

Đạt Ma Sư Tổ là một trong những huyền thoại có thể nói là vừa siêu phàm, xuất chúng lị vừa bí ẩn, kỳ quái. Ngài là vị thần có tâm hồn phóng khoáng, phá chấp và đôi lúc lại nghịch đời, được mệnh danh là “phi thường nhất trong số tất cả những người phi thường”. Từ xưa đến nay, có rất nhiều câu chuyện truyền kỳ về Ngài khiến cho nhiều người thắc mắc Đạt Ma sư tổ là ai. Bài viết này xin chia sẻ những điều thú vị xung quanh Đạt Ma Sư Tổ.


Có rất nhiều truyền thuyết thú vị về Đạt Ma Sư Tổ được lưu truyền trong dân gian

Có rất nhiều truyền thuyết thú vị về Đạt Ma Sư Tổ được lưu truyền trong dân gian hàng nghìn năm nay


Đạt Ma Sư Tổ là ai


Đạt Ma Sử Tổ hay còn gọi là Bồ Đề Đạt Ma. Tên thật của ngài là Bồ Đề Đa La - hoàng tử nước Nam Thiên Trúc, Ấn Độ. Truyện kể rằng có một lần, vị tổ thứ 27 của nhà Phật ở nước “Hương chí Bát Nhã Đa La”, trong một lần bàn luận về chữ “Tâm” đã nhận ra hoàng tử có suy nghĩ thấu đáo, ngộ tính cao nên khuyên Người lấy tên là Đạt Ma - có nghĩa là thông đạt, rộng lớn. Từ đó, người bái Bát Nhã Đa La làm thầy và danh hiệu Đạt ma sư tổ ra đời.


Với sự thông minh và ngộ tính của mình, qua nhiều năm tu hành, Đạt ma sư tổ đã thấu hiểu giáo lý và trở thành vị phật thứ 28 của nhà Phật. Sau khi Phật Bát Nhã Đa La qua đời, Đạt ma sư tổ xuất dương truyền pháp và tạo nên những thần thoại truyền kỳ đến nhiều đời sau.


Đạt ma sư tổ còn được xem là người sáng lập ra “Thiền phái Thiếu lâm Trung Hoa”.

Đạt ma sư tổ còn được xem là người sáng lập ra “Thiền phái Thiếu lâm Trung Hoa”. 


Truyền thuyết về đạt ma sư tổ


Tại Ấn Độ có lưu truyền một truyền thuyết rằng, khi Phật giáo phân hóa và bị xáo trộn, 6 đại môn đồ của Phật Đà Tiên tách ra thành 6 tông phái khác nhau gồm Giới Hạnh Tông, Hữu Tướng Tông, Tịch Tịch Tông, Ðịnh Huệ Tông, Vô Tướng Tông, Vô Ðắc Tông. Nhưng tư tưởng của họ ngày càng xa rời với nguyên lý của Phật giáo. Do đó, Đạt ma sư tổ đã ra sức thuyết phục để 6 vị này trở lại với chánh pháp Đạo Phật, đồng thời cảm hóa vua Dị Kiến - vị vua ngăn cấm Phật giáo Ấn Độ chỉ vì bị tà thuyết xúi giục.

Truyền thuyết về đạt ma sư tổ đã tồn tại từ hàng nghìn năm


Năm 517, Đạt ma sư tổ vượt biển, mất 3 năm để qua Quảng Châu, Trung Hoa để giảng đạo Kim Lăng cho vua Lương Võ Đế. Sau 19 ngày thuyết giảng, Ngài cảm thấy thất vọng vì cả vua lẫn các triều thần đều không lãnh hội được tư tưởng Thiền trong Phật giáo. Sau đó Ngài mới từ biệt cung Kim Lăng để đến chùa Thiếu Lâm Tự ở Tung Sơn. Tại đây, người ngồi im lặng, hướng về vách đá tham thiền nhập định. Lúc này, người đời gọi là “Bích Quán Bà La Môn”.


Theo sách “Bích Nham Lục”, trong 9 năm tham thiền, Ngài tiếp độ, truyền y bát cho Thần Quang “Nhị Tổ Huệ Khả”. Ngày 05/10/529, Đạt ma sư tổ viên tịch khi đang ngồi tham thiền, được an táng ở Chùa Đinh Lâm - núi Hùng Nhĩ và sau đó, bài vị của Ngài được đem đến chùa Thiếu Lâm Tự để thờ


Ý nghĩa hình tượng Đạt ma sư tổ


Hình tượng Đạt ma sư tổ được khắc họa là một người đàn ông to lớn với bộ râu xồm xuề, đi chân trần, khoác áo đỏ, tay cầm thiền trượng. Trông tướng tá của Ngài khá hung dữ với mắt trợn trắng, lông mày quặm lại. Đôi mắt to sâu thẳm như đang nhìn vào hư vô. bất động, mãnh lực khiến cho người ta khiếp sợ. Trong văn học từng mô tả rằng, mắt của Ngài như “Bích nhã hổ tăng”. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì ngài có đôi mắt sâu hút, nhìn thấu được trần thế sự đời. Đó chính là giác ngộ của một vị tông sư chân chính.


Hình tượng Đạt ma sư tổ nhắc con người luôn sống đúng với đạo đức, lương tâm

Hình tượng Đạt ma sư tổ nhắc con người luôn sống đúng với đạo đức, lương tâm


Từ đó, hình ảnh của Đạt ma sư tổ như nhắc nhở con người, làm việc phải luôn ngay thẳng, chính trực, tự tin, hiên ngang, trời biết đất biết và các vị thần trên cao luôn nhìn xuống tỏ tường. Những ai làm việc gian trá, ác độc sẽ luôn cảm thấy hoảng sợ khi nhìn vào hình ảnh nghiêm khắc, hung dữ của Ngài.

Tượng đạt ma sư tổ luôn nhắc con người chúng ta sống hướng thiện

Ngoài ra, còn có một hình tượng rất ý nghĩa về Đạt Ma Sư Tổ đó là “Đạt ma và một chiếc giày”. Truyện kể là: “sau khi viên tịch 3 tháng, có một người gặp Đạt Ma sư tổ, trên vai quẩy 1 chiếc giày. Người đó hỏi Ngài đang đi đâu, Ngài trả lời là đi về Tây. Khi nhà vua đào phần mộ của Đạt Ma Sư Tổ thì cũng chỉ thấy có một chiếc giày”. Từ đó, hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ và một chiếc giày được lưu truyền rộng rãi với ý nghĩa rằng, cuộc đời chỉ là cõi đến rồi đi. Sau khi mất đi, những dấu chân con người để lại, những điều con người đã làm vẫn được lưu trên dương thế. Dấu vết đó có thể tuyệt diệt, cũng có thể được hiện hữu. Hãy làm những điều đẹp, những điều có ích cho đời sau.

Mẫu tượng Đạt Ma Sư Tổ Mini được rất nhiều người yêu thích và đặt được mọi vị trí

 

Vì vậy, không chỉ ở Châu Á, mà ở Châu Âu cũng rất thích trưng bày Tượng Đạt Ma Sư Tổ. Với lời nhắc nhở muốn được giải thoát sau này thì cần phải có sự giác ngộ, bỏ đi “tham, sân, si”, sống tích cực hơn, có ý hơn để lưu lại dấu chân đẹp đẽ cho con cháu đời sau.

 

Vị trí đặt Tượng Đạt Ma hợp phong thủy

 

Hình tượng Sư tổ Bồ Đề Đạt Ma khi được chạm khắc hoàn chỉnh còn là tác phẩm thể hiện sự trao đổi tâm linh. Sự dữ tợn, oai hùng của hình ảnh Sư tổ Đạt Ma còn có ý nghĩa rất lớn trong phong thủy với tác dụng trấn trạch, trấn áp yêu ma, tà khí. Bởi vậy khi đặt tượng Sư tổ Đạt Ma cần chọn vị trí hướng ra cửa chính thể hiện sự tôn trọng và trấn áp năng lượng xấu để bảo vệ gia đình, nâng cao sức mạnh của gia chủ. Không nên đặt tượng Đạt Ma Sư tổ ở vị trí quá thấp, trong phòng ngủ, phòng bếp, mặt sàn như thế là thể hiện sự bất kính, phong thủy xấu, khiến gia đình gặp nhiều chuyện không may


Tượng Sư tổ Đạt Ma cần chọn vị trí hướng ra cửa chính thể hiện sự tôn trọng và trấn áp năng lượng xấu

Tượng Sư tổ Đạt Ma cần chọn vị trí hướng ra cửa chính thể hiện sự tôn trọng và trấn áp năng lượng xấu