Chiếc hòm để tivi được phát hiện là một báu vật quý hiếm của Nhật Bản

 

Tại một thành phố của nước Anh phát hiện một chiếc hòm gỗ với giá 100 bảng chỉ được dùng để làm kệ tivi được giao bán với giá 6,3 triệu bảng (gần 200 tỷ đồng). Đây là một phát hiện đặc biệt thú vị, chiếc hòm báu này chính là một vật báu quý hiếm của Nhật Bản.


Chiếc hòm để tivi có giá gần 200 tỷ


Chiếc hòm báu này vào năm 1970 được một người đàn ông mua của một người lạ với giá 100 bảng Anh. Chiếc hòm này được ông sử dụng làm kệ để tivi và bàn uống trà trong nhiều năm.

Chiếc hòm được sử dụng làm kệ tivi lại là một vật báu
Chiếc hòm được sử dụng làm kệ tivi lại là một vật báu


Tuy nhiên, sau đó thì chiếc “kệ tivi’ độc đáo này đã được bán với giá 6,3 triệu bảng Anh. Chiếc hòm này đã được các chuyên gia đồ cổ khảo sát sau khi tiến hành dọn dẹp ngôi nhà của người đàn ông sở hữu nó khi ông ấy chết đi. 
Chiếc hòm được làm từ gỗ Tuyết tùng, có sơn mài và được xách định là một chiếc hòm cổ của người Nhật có niên đại từ năm 1640. Và chiếc hòm này nằm tại một căn nhà ở ngay South Kensington cách bảo tàng chưa đến 1 dặm tính đến năm 1986. Với vật báu quý hiếm, có niên đại lâu năm, hoa văn và họa tiết đẹp và độc đáo này được Rijks của Amsterdam (Hà Lan) mua lại trong một phiên đấu giá với giá khởi điểm là 200 nghìn bảng. Gía bán của chiếc hòm báu này là 6,3 triệu bảng.

Hoa văn, họa tiết đẹp và độc đáo của chiếc hòm để tivi
Họa tiết trên chiếc hòm quý


Chiếc hòm quý được trang trí cả trong và ngoài với sơn mạ vàng. Câu truyện trên chiếc hòm kể lại truyền thuyết của Nhật Bản, bao gồm truyền thuyết về Genji (trường thiên tiểu thuyết của nữ sĩ cung đình Nhật Bản có biệt danh là Murasaki Shikibu). Chiếc hòm này được làm bởi một thợ thủ công lành nghề Nhật Bản có tên là Kaomi Nagashige chế tác tại Kyoto, người này chế tạo chiếc hòm cho một công ty của Ấn Độ vào năm 1640. Năm 1658 chiếc hòm thuộc quyền sở hữu của Tư lệnh quân đội Pháp. Năm 1802 chiếc hòm lại thuộc sở hữu của Nhà thờ nước Anh William Beckford. Vật báu này đến năm 1882 được bán cùng với bán cung điện Hamilton Palace và sau đó được Sir Trevor Lawrence và Sir Clifford Cory mua lại. Tuy nhiên đến năm 1941 chiếc hòm biến mất sau khi Cory chết.

Chiếc hòm để tivi được các chuyên gia đánh giá
Chiếc hòm được chuyên gia đánh giá


Chiếc hòm được phát hiện như là một vật báu quý hiếm và được bán với giá cao bởi giá trị lịch sử của nó. Những nhà khoa học đã chứng minh được giá trị của chiếc hòm này và nó trở thành một trong những vật báu có niên đại lâu đời và có giá trị cao.