Chân dung các vị thánh nhân, đức phật trong nghệ thuật điêu khắc.


Trong các đề tài điêu khắc thì chân dung các vị thánh nhân hay đức phật như: tượng Di Lặc, tượng Đạt Ma, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, Lão Tử...đã trở thành đề tài rất phổ biến. Cốt cách thanh cao cùng cái hồn trong mỗi tác phẩm đã tạo nên giá trị nghệ thuật đặc biệt và ý nghĩa thiêng liêng về mặt tâm linh.
 

Lão Tử và các hình tượng khắc họa độc đáo


Lão Tử vốn là nhân vật trong truyền thuyết thuộc thời Triết học cổ đại Trung Quốc, Lão Tử trở thành biểu tượng nhân vật văn hóa quan trọng với các hệ tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn. Theo tích về Lão Tử thì khi sinh ra ông có diện mạo vô cùng dị tướng với tóc trắng hoặc đầu hói và lông mày bạc trắng vì thời gian ông nằm trong bụng mẹ kéo dài 80 năm.

Theo truyền thuyết, dưới thời nhà Chu, Lão Tử từng làm quan giữ sách trong thư viện. Về sau khi chính sự tan rã, ông đã quyết định ra đi. Ông cưỡi trên lưng một con trâu và đi về phía Tây rồi biến mất vào sa mạc rộng lớn. Bởi vậy mà hình tượng Lão Tử thường được khắc họa là một ông già hói đầu có tóc và râu trắng, rất dài, ông thường cưỡi trên lưng một con trâu.

Tên tuổi Lão Tử gắn liền với tác phẩm nổi tiếng: "Đạo đức kinh" - đây là cuốn sách chuyên luận về các hệ tư tưởng, đề cập tới nhiều vấn đề trong triết học và trở thành kiệt tác trong lịch sử triết học Trung Quốc. Cuốn đạo đức kinh của ông nói rất nhiều đến sự hình thành vạn vật, nguồn gốc của vũ trụ cũng như rất nhiều các triết lý nhân sinh và mối liên quan với chữ "Đạo".

Tên Lão Tử với ý nghĩa "bậc thầy già cả" thể hiện sự kính trọng, là người tuổi cao đức trọng. Lão Tử được xây dựng là nhân vật đi tiên phong với các hệ tư tưởng nhân sinh đồ sộ vì thế mà ông được coi là "Ông tổ của Đạo". Với những ý nghĩa sâu sắc đó, hình ảnh Lão Tử được khắc họa thể hiện sự trân trọng những giá trị đạo lý tốt đẹp.

Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa của người nghệ nhân hình tượng Lão Tử được khắc họa với các họa tiết sống động trên khuôn mặt và dáng hình .
 

Tác phẩm Quan Thế Âm Bồ Tát với nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao.


Biểu tượng Quan Thế âm Bồ tát được coi như là người mẹ hiền của nhân loại, chúng sinh. Người mẹ cho dù có đang bận giáo hóa ở nơi đâu đi chăng nữa thì khi nghe thấy tiếng con kêu khóc cũng sẽ liền hiện thân đến an ủi và hóa giải mọi khổ đau, cứu giúp chúng sinh thoát khỏi tai họa, hiểm nguy. Quan Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của lòng từ bi, có ảnh hưởng rất lớn trong văn hóa tín ngưỡng, là hình tượng được tôn kính rộng rãi.

Biểu tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cũng có nhiều dạng khác nhau, thông thượng Quan Thế Âm trên tay sẽ cầm hoa sen hồng hoặc nhành dương liễu và bình nước Cam Lộ. Cũng có khi Quan Thế Âm được tạng tượng với ngàn tay, ngàn mắt hoặc có khi 11 đầu. Trên đầu Quan Thế Âm thường có vầng hào quang hình tròn thể hiện sự vĩ đại đối với thế giới. Hình tượng Quan Thế Âm như lời nhắc nhở chúng ta về lòng từ bi đối với tất cả mọi người, sự kiên nhẫn và lời cầu nguyện Bồ Tát như là lời cầu cho sự bình an, tránh điều tai ương, trắc trở.

Trong các gia đình Việt thì những bức tranh hay bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát luôn được đặt ở những nơi trang trọng và tôn kính để giúp vận khí của gia đình được an lành, hạnh phúc.

Phật Tổ Như Lai - biểu tượng cho phúc lộc viên mãn.

Phật Tổ Như Lai là hình tượng được thờ phụng phổ biến, ngài là vị phật biểu tượng cho tình yêu thương nhân loại, có quyền uy tối thượng để cứu khổ cứu độ cho chúng sinh muôn loài.  

Hình ảnh Phật Tổ Như Lai được khắc họa ngự trên đài hoa sen mang ý nghĩa biểu thị cho sự thanh tịnh và giải thoát. Hoa sen vốn là loài hoa sống trong bùn lầy cũng vẫn giữ được mùi hương thanh khiết mà không bị làm ô nhiễm. Cũng chỉ có loài hoa sen mới có được đặc tính này vì thế hoa sen rất được quý trọng, hâm mộ, chỉ có hoa sen mới đủ sức tượng trưng cho sự trinh bạch ấy.

Trong tín ngưỡng, tâm linh người ta cầu phật, lễ phật thành kính với mong muốn tai ương, vận hạn được hóa giải. Tâm thành trước đức Phật chính là tâm niệm những điều lành, tự mình sửa đổi hành vi để hướng đến những việc thiện, hạnh phúc. Cũng chính bởi những ý nghĩa tâm linh mà hình tượng Phật Tổ Như Lai trở thành biểu tượng tín ngưỡng không thể thiếu trong đền chùa hay đối với các gia chủ tín Phật.
 

Hình tượng phật Di Lặc trong nghệ thuật gỗ nu lũa


Gỗ nu là gì ? Trong rất nhiều gia đình Việt, biểu tượng phật Di Lặc được trưng bày tôn kính với ý nghĩa mang đến niềm vui, hạnh phúc, những điều may mắn cho gia chủ. Đức phật Di Lặc cũng được khắc họa với nhiều hình tượng phong phú như tay cầm nén vàng hay quảy bị tiền và có thân hình béo tốt, bụng to, luôn nở nụ cười tươi vui, lạc quan, hạnh phúc.

Trong kinh phật thì phật Di Lặc cùng thời với phật Thích Ca, là người thích rong ruổi khắp nơi, tính tình rộng rãi, cởi mở, vui tươi. Phật Di Lặc đi đến đâu được cho là mang theo niềm vui, hạnh phúc tới đó. Chính bởi thế mà phật Di Lặc là biểu tượng được gắn với tiền tài, phú quý.
 

Tượng Đạt Ma theo phong thủy mang đến tác dụng trấn trạch rất tốt.


Theo truyền thuyết thì sư tổ Đạt Ma có tên đầy đủ là Bồ Đề Đa La, vốn là vị hoàng tử của nước Nam Thiên Trúc. Trong một lần hoàng tử gặp vị tổ thứ 27 của nhà Phật là Bát Nhã Đa La, vị phật tổ này tiếp xúc và thấy được trí tuệ, sự suy nghĩ thấu đáo của hoàng tử nên đã đặt cho hoàng tử tên hiệu Đạt Ma - có nghĩa là rộng lớn, thông đạt. Sau nhiều năm tu hành với sự thông minh, thấu hiểu giáo lý Phật pháp mà sư tổ Đạt Ma được tôn là vị phật thứ 28, xuất dương và đi truyền pháp để giác ngộ con người.

Hình tượng sư tổ Đạt Ma thường được khắc họa với tướng mạo hung dữ, mày quặm, râu dài xồm xoàm, mặc áo choàng, đi chân trần, tay cầm thiền trượng. Đôi mắt sư tổ Đạt Ma to, trừng trừng, sâu thẳm như "hút bóng thiên đàng". Người ta quan niệm trong phong thủy tượng Đạt Ma càng dữ tợn, khiến người ta khiếp sợ thì hiệu quả trấn trạch càng cao, giúp cho gia chủ tránh được tà ma quấy nhiễu hoặc các năng lượng xấu.

Một số tác phẩm nghệ thuật khắc họa hình tượng Đạt Ma được làm từ nu lũa. Sư tổ Đạt Ma với nhiều hình tượng phong phú

Tượng sư tổ Đạt Ma và một chiếc giày: Biểu tượng 1 chiếc giầy treo trên thiền trượng được ngài mang về cói Tây thiên như nhắc nhở con người sống cuộc sống trần gian ngắn ngủi nhưng hãy sống sao để người đời nhớ đến, loại bỏ bớt tham, sân si để được về cõi siêu thoát. Một chiếc giày để lại ở trần gian cũng là dấu vết trên dương thế, con người dù có chết đi nhưng vẫn hiện hữu trong sự nhớ thương của những người thân yêu.

Hình tượng sư tổ Đạt Ma đi trên sóng dữ: Theo truyền thuyết thì giữa đại dương mênh mông, sóng dữ, sư tổ chỉ cần ngắt một cành nhỏ bỏ xuống sông là có thể nhẹ nhàng lướt sóng đi. Biểu tượng khắc họa thể hiện sự kiên định, vững vàng vượt qua mọi khó khăn. Vì thế bức tượng Đạt Ma vừa có tác dụng trấn trạch vừa như nhắc nhở con người khi có ý chí phấn đấu, vươn lên chắc chắn sẽ thành công.

Tượng Đạt Ma trong thế võ: Đây là hình tượng mang ý nghĩa trấn trạch rất mạnh vì thế võ oai hùng thể hiện sức mạnh có thể chống lại bất kể thế lực ma mãnh nào. Trưng bày biểu tượng này giúp gia chủ được bình yên, tránh được tà khí.

Biểu tượng Ông Quan Công dùng trấn áp tà khí

Quan Công hay còn gọi là Quan Vũ là nhân vật thuộc truyền thuyết bám vào lịch sử Trung Quốc. Hình tượng Quan Công là biểu tượng của sự trượng nghĩa, hào hiệp, chuyên trấn áp hung khí, bảo vệ những người bị áp bức, yếu thế.

Hình ảnh Quan Công xuất hiện khá mãnh liệt với gương mặt dữ dằn, râu dài, mặt đỏ, tay cầm long đao.

Tượng Quan Công thường được đặt tại những nơi chính diện, cửa lớn theo phong thủy sẽ giúp tránh những điều xấu, sao xấu chiếu tới, có hiệu quả trấn trạch cho ngôi nhà. Cũng giống như hình tượng Đạt Ma, biểu tượng Quan Công càng mạnh mẽ, dữ dằn thì hiệu quả bảo vệ càng mạnh. Biểu tượng ông quan công còn là người trung can nghĩa đảm, tài trí hơn người, những người kinh doanh thường thờ ông và xem ông như vị thần may mắn.