Tại sao được gọi là gỗ Nu và quá trình khai thác tạo thành các tác phẩm nghệ thuật rất khó khăn

 

Gỗ nu là phần gỗ có các u cục sụn sần sùi, được hình thành từ các vết thương trên thân cây gỗ quý lâu năm do tác động tự nhiên nào đó như: mối mọt đục, sét đánh, xây xước, dị tật bẩm sinh...Khi đó dinh dưỡng và nhựa bị gián đoạn, dồn nén tại những vết thương này và theo quá trình phát triển của cây chúng sẽ dần phình to ra trông như cái u, cái biếu nên được gọi là gỗ nu.
 


Như vậy gỗ nu không phải là tên của một loại gỗ nhất định, cây gỗ Nghiến có nu gọi là nu Nghiến, cây gỗ Hương có nu gọi là nu Hương... Bình thường các loài gỗ như gỗ Nghiến, gỗ Đinh Hương, gỗ Kháo....đã quý hiếm rồi thì phần nu của các loài gỗ này lại quý hiếm gấp bội.

Rất nhiều tác phẩm là gốc Nu nguyên khối từ nhiều loại gỗ mang hình thù kỳ quái đẹp mắt

Rất nhiều tác phẩm là gốc Nu nguyên khối từ nhiều loại gỗ mang hình thù kỳ quái đẹp mắt


Phần gỗ nu có đường kính lớn hơn thân cây chủ, khối gỗ nu có kích thước càng lớn thì càng giá trị. Cây càng lâu năm thì khối nu càng to, nhìn vào các mắt nu thấy có nhiều vân cuộn xung quanh thì khối nu đó là lâu năm. 


Trong các loại gỗ nu thì có thể nói nu Nghiến được cho là giá trị nhất, nhiều ngời còn gọi là ngọc Nghiến điển hình là một số tác phẩm

Bộ bàn ghế bằng Nu kháo 7 món đang được trưng bày tại cửa hàng đồ gỗ nội thất

Bộ bàn ghế bằng Nu kháo 7 món đang được trưng bày tại cửa hàng đồ gỗ nội thất

Rất nhiều tác phẩm mang hình tượng các vị thần phật được làm bằng gỗ Nu

Rất nhiều tác phẩm mang hình tượng các vị thần phật được làm bằng gỗ Nu


Tính chất của gỗ nu

 

Con người không thể tác động hay chặt chém để cây cho ra nu mà phải là quá trình hình thành hoàn toàn tự nhiên do: mối mọt đục, sét đánh, xây xước, dị tật bẩm sinh..
 

Gỗ Nu mang nhiều hình thu độc đáo không giống nhau

  • Gỗ nu là rất hiếm, không phải cây gỗ lâu năm nào cũng cho ra nu, ước tính trong cả trăm cây gỗ lớn, lâu năm chỉ có vài ba cây có nu và kích thước khối nu cũng khác nhau.
  • Gỗ nu có bề ngoài xù xì, sần sùi, bên trong lõi rất cứng chắc, màu sắc và vân gỗ còn tùy thuộc vào từng loại gỗ khác nhau.
  • Gỗ nu trường tồn theo thời gian, không bao giờ bị mối mọt xâm hại điều này tạo nên giá trị đặc biệt của gỗ nu.
     


Ứng dụng của gỗ nu


Gỗ nu được sử dụng để tạo tác thành các tác phẩm nghệ thuật trưng bày độc đáo như hình tượng các vị thánh nhân, đức phật hay hình tượng linh vật, đồ vật trưng bày.... Chính sự sần sùi, vẻ đẹp kỳ quái từ các nu, u sụn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc biệt, như là món quà nghệ thuật từ thiên nhiên.
 

Mỗi tác phẩm từ gỗ nu như bộ bàn ghế bằng gỗ Nu nguyên khối còn được coi là món tài sản đặc biệt. Người đam mê sưu tầm tác phẩm gỗ nu không chỉ thể hiện tình yêu thiên nhiên, cách cảm thụ nghệ thuật đặc biệt mà còn là cách thể hiện đẳng cấp của gia chủ. Phải là những người thực sự có điều kiện bởi mỗi tác phẩm nghệ thuật nu lũa có giá trị rất cao, thậm chí lên tới cả tỷ đồng, đắt như kim cương. Tác phẩm làm từ gỗ nu có giá cao gấp nhiều lần so với gỗ thông thường và đôi khi tác phẩm có giá cao hay thấp còn phụ thuộc vào con mắt cảm nhận nghệ thuật của người chơi.
 

Các loại gỗ nu được dùng để tạo tác thường là: nu gỗ hương, nu gỗ nghiến, nu gỗ kháo, nu gỗ Xá Xị...

Tác phẩm phong thủy bộ tam đa Phúc Lộc Thọ bằng gỗ Nu Cẩm Thị

Tác phẩm phong thủy bộ tam đa Phúc Lộc Thọ bằng gỗ Nu Cẩm Thị

Kiệt tác nghệ thuật gỗ nu còn có tác dụng về mặt phong thủy, chính sức sống kiên cường, sự trường tồn của gỗ nu được cho là mang đến cho gia chủ sự thịnh vượng, tài lộc và may mắn. Bởi thế mà với nhiều người sành về đồ gỗ thậm chí bỏ ra bao tiền cũng không hề tiếc để được sở hữu những tác phẩm mà họ yêu thích.

Để tạo được các tác phẩm từ gỗ nu đòi hỏi người nghệ nhân tạo tác phải có con mắt cảm thụ nghệ thuật và tài truyền thần để tác phẩm trở nên có hồn mang vẻ đẹp của điêu khắc mà vẫn giữ được nguyên những nét đẹp thiên tạo vốn có. Mỗi tác phẩm là những kiệt tác nghệ thuật còn mãi với thời gian.

 

Xem thêm : Gỗ Nu nghiến là gì ? Những ứng dụng của Nu nghiến trong nghệ thuật